Thành viên chính thức
hoang yenCác thuốc điều trị viêm loét dạ dày thực quản ngày càng có hiệu quả, giúp người bệnh hạn chế nguy cơ phải điều trị bằng ngoại khoa (phẫu thuật). Có thể xếp các loại biệt dược chống viêm loét dạ dày, thực quản vào các nhóm dưới đây.
1. Nhóm thuốc chống acid chlorhydrique
Các thuốc này có tác dụng trung hòa ion H của HCl, giúp độ pH tăng lên 3, làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều (còn gọi là khả năng đệm). Có 2 loại thuốc chống acid thường được sử dụng là:
2. Các thuốc chống bài tiết ức chế thụ thể H2
Cimetidin (Cimet hay Tagamet) được đưa vào sử dụng vào năm 1978. Đến nay, đã có nhiều thế hệ thuốc thuộc nhóm này với tác dụng mạnh dần, tác dụng phụ ít dần qua các thế hệ sau nên liều dùng cũng ít hơn.
Cách sử dụng các thuốc điều trị viêm loét dạ dày nhóm này như sau:
Lưu ý: Các thuốc trên ngoài tác dụng điều trị viêm loét dạ dày thực quản còn dùng để trị chứng trào ngược, tăng acid hoặc dự phòng viêm loét tái phát.
Cimetidin được sử dụng là thuốc điều trị viêm loét dạ dày
3. Nhóm thuốc tạo màng bọc
Nhóm thuốc điều trị viêm loét thực quản, dạ dày này có khả năng kết dính với dịch nhầy trong dạ dày thành 1 màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét. Nó cũng có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhưng yếu hơn so với thuốc chống acid.
Các thuốc thuộc nhóm này là:
4. Các thuốc ức chế bơm proton
Các thuốc nhóm này có tác dụng ức chế men H+/K+ ATPase, khiến các tế bào không bơm H+ ra ngoài (tức là không tiết dịch HCl). Nhóm này có nhiều biệt dược khác nhau với cách dùng như sau:
Lưu ý: Ngoài tác dụng chống loét, các thuốc trên còn có tác dụng trị chứng trào ngược dạ dày - thực quản, tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (khi phối hợp với một số thuốc khác).
Selbex được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày thực quản
5. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày thực quản khác
5.1 Mucosta hoặc Rebamipide
Các thuốc này có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra Prostaglandin, cải thiện chất lượng của chất nhầy dạ dày (bằng cách tăng thành phần Glycoprotein, ức chế sự bám dính của vi khuẩn Helicobacter Pylori vào niêm mạc dạ dày, ức chế các bạch cầu trung tính sản sinh Cytokine,...). Nhờ đó, nó giúp làm lành ổ loét, ngăn ngừa loét tái phát và giảm triệu chứng viêm của các đợt viêm dạ dày cấp tính, ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng do các thuốc chống viêm không steroid.
Các thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc ức chế H2 hoặc thuốc tạo màng bọc, thuốc chống acide. Liều lượng dùng thuốc là viên nén 100mg x 3 lần/ngày, hầu như không có tác dụng phụ.
5.2. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày thực quản Selbex
Thuốc Selbex (có chứa Teprenone) có tác dụng kích thích dạ dày tiết chất nhầy. Thuốc này được sử dụng để phối hợp với các thuốc khác, giúp làm tăng tỷ lệ liền sẹo và giúp liền sẹo nhanh hơn, giảm tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày và giảm tổn thương ở trường hợp bị viêm dạ dày cấp.
Liều dùng: Viên nén 50mg x 3 lần/ngày sau ăn. Thuốc cũng có rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho trẻ em và phụ nữ có thai vì hiện chưa có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc trên các đối tượng này.
Xem thêm::